Từ lâu, mọi người đã nghi ngờ hoặc biết rằng sức khỏe của cơ thể có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của tâm trí. Những câu nói như “chết vì trái tim tan vỡ” hay “trút đau khổ vì đau buồn” là những biểu hiện thể hiện mối quan hệ này ở dạng cực đoan.
Nghiên cứu hiện đại xác nhận kiến thức trực quan cổ xưa này, cho thấy rằng những cảm xúc lành mạnh phải được trải nghiệm và thể hiện theo cách lành mạnh tương ứng để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. Những cảm xúc không lành mạnh hoặc những cảm xúc lành mạnh không được phép biểu lộ, có thể làm hao mòn năng lượng sống và làm tăng xu hướng dẫn đến các cơ chế đối phó không lành mạnh, bệnh mãn tính hoặc các biểu hiện tự miễn dịch.
1. Cảm xúc tiêu cực và sức khỏe thể chất kém
Các vấn đề về sức khỏe có thể nảy sinh cảm xúc tiêu cực, là do chúng ta chìm đắm quá mức trong quá khứ hoặc thường xuyên lo lắng hơn là việc chúng ta giải quyết với tình huống hiện tại. Đặc biệt là chứng loạn thần kinh, được định nghĩa là xu hướng trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực và thể hiện các kiểu hành vi hung hăng, thù địch hoặc tức giận. Chúng được xem là một yếu tố nguy cơ gây ra một loạt các hậu quả về sức khỏe thể chất như: Bệnh tim mạch, hen suyễn và tăng huyết áp.
Tâm trạng trầm cảm đã được chứng minh là có liên quan đến những thay đổi lớn trong khả năng miễn dịch tế bào. Điều này khiến cho tế bào lympho thấp hơn đối với các kháng nguyên có thể gây ra sự tăng sinh của chúng, làm giảm hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) và ít tế bào bạch cầu hơn trong máu.
Rối loạn điều hòa miễn dịch do các yếu tố tâm lý, chẳng hạn như cảm xúc không lành mạnh, có thể là cơ chế tiềm ẩn gây ra lão hóa, bệnh tim mạch, loãng xương, tiểu đường loại 2, viêm khớp, một số bệnh ung thư và thậm chí là suy nhược… thông qua việc sản xuất các hóa chất gây viêm trong cơ thể để phản ứng với tác động tiêu cực đó. Một lần nữa, cả căng thẳng cấp tính và mãn tính, thái độ thù địch và trầm cảm đều được cho là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
2. Cảm xúc tích cực và sức khỏe
Ngược lại, cảm xúc tích cực về cuộc sống có liên quan đến việc giảm huyết áp, giảm nguy cơ tim mạch, kiểm soát cân nặng tốt hơn, lượng đường trong máu khỏe mạnh và tăng tuổi thọ. Vì sức khỏe thần kinh và chức năng thần kinh, sức khỏe tim mạch, chức năng miễn dịch và sinh lý nội tiết đều liên quan đến phản ứng căng thẳng.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa những điều này vẫn chưa được xác định, do chúng có thể là hai chiều.
3. Cảm xúc và ăn uống
Một số nhà nghiên cứu cho ý kiến rằng, cảm xúc thúc đẩy việc ăn uống bằng cách kiểm soát việc lựa chọn thực phẩm mình muốn hoặc giảm lượng thức ăn ăn vào theo ý mình. Cảm xúc không bị ảnh hưởng thì chúng ta sẽ kiểm soát việc ăn uống tốt hơn. Một số cá nhân ăn để giải toả cảm xúc của họ. Vì ăn uống thoải mái thường là một cơ chế để giảm bớt cảm xúc tiêu cực và kiểm soát được cảm xúc.
Nhưng ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều đều có hại cho sức khỏe thể chất. Những thay đổi trong việc ăn uống có thể là do nhiều người ăn uống theo cảm xúc, chứ không phải ăn vì đói, đó chính là tác dụng phụ của việc ăn để khoả lấp nỗi buồn hoặc là kết quả của sự điều tiết cảm xúc.
4. Phản ứng Amygdala và sức khoẻ
Amygdala là một cấu trúc nhỏ hình quả hạnh bên trong não của chúng ta. Khi chúng ta nhận thức được mối đe dọa, hạch hạnh nhân sẽ hoạt động để kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể đó chính là phản ứng “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy”. Phản ứng này có thể giúp những người gặp nguy hiểm về thể chất ngay lập tức phản ứng nhanh chóng để bảo vệ sự an toàn của bản thân.
Điều này hoạt động thông qua hệ thần kinh tự chủ, nên sẽ làm tăng nhịp tim, huyết áp, nhịp thở và sự tỉnh táo của chúng ta. Sau khi mối đe dọa biến mất, hoặc sau khi bạn nhận ra rằng không có mối đe dọa nào cả, thì hạch hạnh nhân sẽ giảm công suất trở lại như thường với sự trợ giúp của thùy trán.
Tuy nhiên, cảm xúc của chúng ta không phải lúc nào cũng cung cấp cho chúng ta thông tin chính xác về các mối đe dọa. Và có thể gây ra lo lắng và căng thẳng quá mức khi chúng ta không thực sự gặp mối nguy hại.
Và những người có hạch hạnh nhân hoạt động quá mức có thể cảm thấy những phản ứng này ngay cả khi họ không gặp nguy hiểm. Điều này có thể gây căng thẳng và mệt mỏi.
Hoặc là bạn đang sống trong trạng thái căng thẳng hay gặp chấn thương mãn tính, hạch hạnh nhân có thể vẫn hoạt động trong thời gian dài vì cần thiết. Hạch hạnh nhân có thể bật và không tắt để đảm bảo sự sống còn của bạn. Mặc dù điều này có thể giúp bạn an toàn trong thời điểm đó, nhưng nó sẽ làm bạn kiệt sức nếu kéo dài.
Tiến sĩ Lakhan chia sẻ những mẹo sau đây để vô hiệu hóa hạch hạnh nhân và kích hoạt lại thùy trán của bạn:
-
Hít thở sâu: Hít thở chậm, sâu xuống cơ hoành và tập trung vào hơi thở ra là một kỹ thuật tuyệt vời.
-
Tập thể dục: Các hoạt động thể chất như đi bộ, khiêu vũ hoặc yoga có thể giúp điều hòa hạch hạnh nhân.
-
Liệu pháp hành vi nhận thức: Là một trong những phương pháp trị liệu tâm lý bằng trò chuyện. Trong đó, người đi trị liệu sẽ trò chuyện về những vấn đề tâm lý liên quan của mình cho nhà tâm lý nghe. Liệu pháp này giúp chúng ta nhận thức được suy nghĩ không chính xác hoặc tiêu cực khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng. Từ đó phản hồi chúng theo những cách tích cực và hiệu quả hơn.