Chứng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ (hay rối loạn ngủ thức) liên quan đến các vấn đề về chất lượng, thời gian và lượng giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ban ngày và suy giảm chức năng. Rối loạn giấc ngủ thường xảy ra cùng với các tình trạng bệnh lý hoặc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn nhận thức. Có một số loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, trong đó mất ngủ là phổ biến nhất. Các rối loạn khác bao gồm ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, chứng ngủ rũ và hội chứng chân không yên.

Rối loạn giấc ngủ

Khoảng 1/3 số người lớn báo cáo các triệu chứng mất ngủ và có từ 4-22 người đáp ứng các tiêu chí của chứng rối loạn mất ngủ. 

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ là nhu cầu cơ bản của con người và rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Có hai loại giấc ngủ thường xảy ra theo chu kỳ từ ba đến năm lần mỗi đêm:

  • Chu kỳ REM hay còn gọi là chu kỳ chuyển động mắt nhanh: Là thời điểm khi các giấc mơ xảy ra
  • Non REM: Thường có 3 giai đoạn (gồm ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu), và thường có giấc ngủ REM xen kẽ trong giai đoạn nhé.

Thời điểm bạn ngủ cũng rất quan trọng. Cơ thể bạn thường hoạt động theo chu kỳ 24 giờ (theo nhịp sinh học) giúp bạn biết khi nào nên ngủ.

Lượng giấc ngủ chúng ta cần thay đổi tùy theo độ tuổi và tùy từng người. Theo National Sleep Foundation, hầu hết người lớn cần khoảng 7 - 9 giờ ngủ ngon mỗi đêm, tốt nhất là ngủ và thức dậy đúng giờ. 

Giấc ngủ REM

Nhiều người trong chúng ta không ngủ đủ giấc. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 20% trẻ em, 15-20% thanh thiếu niên, 15-20% người trưởng thành và 30-40% người già mắc rối loạn giấc ngủ.

2. Hậu quả của việc thiếu ngủ và các tình trạng bệnh lý đi kèm

Giấc ngủ giúp não của bạn hoạt động bình thường. Không ngủ đủ giấc hoặc ngủ kém chất lượng có nhiều hậu quả tiềm ẩn. Và rõ ràng nhất là mệt mỏi và giảm năng lượng, cáu kỉnh và các vấn đề về tập trung. Khả năng đưa ra quyết định và tâm trạng của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các vấn đề về giấc ngủ thường đi kèm với các triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc lo âu và ngược lại, lo âu có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ.

mất ngủ gây trầm cảm

Thiếu ngủ và ngủ quá nhiều có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường và lên ký. Thêm vào đó, rối loạn giấc ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề như suy tim sung huyết, viêm xương khớp và bệnh Parkinson.

3. Các loại rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ là loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, liên quan đến các vấn đề về việc đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Khoảng 1/3 người lớn báo cáo một số triệu chứng mất ngủ, 10 - 15% người báo cáo gặp các vấn đề về hoạt động vào ban ngày và 4 - 22% người có các triệu chứng đủ nghiêm trọng của việc rối loạn mất ngủ. Người ta ước tính rằng 40 - 50% những người bị mất ngủ cũng mắc một rối loạn tâm thần khác.

4. Triệu chứng và chẩn đoán về rối loạn giấc ngủ

Để được chẩn đoán mắc chứng rối loạn mất ngủ, tình trạng khó ngủ phải xảy ra ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng và gây ra sự khó chịu hoặc gây ra vấn đề tại nơi làm việc, trường học hoặc các lĩnh vực quan trọng khác trong hoạt động hàng ngày của một người. Không phải tất cả những người bị rối loạn giấc ngủ đều cảm thấy bức bối hoặc có vấn đề về chức năng nhé.

Để chẩn đoán chứng mất ngủ, bác sĩ sẽ loại trừ các rối loạn giấc ngủ khác, như: Tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng chất gây nghiện, trầm cảm và các bệnh lý về thể chất và tinh thần khác. 

Đánh giá toàn diện về chứng mất ngủ hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác có thể bao gồm: Tiền sử của bệnh nhân, hồ sơ sức khỏe, nhật ký giấc ngủ, chế độ sinh hoạt, ăn uống và xét nghiệm lâm sàng (nghiên cứu giấc ngủ hoặc điện não đồ). 

Các vấn đề về giấc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành trẻ. Đồng thời, các loại mất ngủ cũng thường thay đổi theo độ tuổi. Và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ phổ biến hơn ở người trưởng thành trẻ tuổi. Còn các vấn đề về duy trì giấc ngủ sẽ hay gặp hơn ở người trung niên và người lớn tuổi.

Các triệu chứng của chứng mất ngủ có thể là:

  • Từng đợt (với một đợt triệu chứng kéo dài từ 1 đến 3 tháng)
  • Liên tục (có triệu chứng kéo dài 3 tháng trở lên)
  • Tái phát (có 2 hoặc nhiều đợt trong vòng một năm)

Các triệu chứng mất ngủ cũng có thể do một sự kiện hoặc tình huống cụ thể trong cuộc sống gây ra.

5. Cách điều trị:

Nếu các vấn đề về giấc ngủ của bạn vẫn tiếp diễn hoặc nếu chúng ảnh hưởng đến cảm giác hoặc hoạt động của bạn trong ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá và điều trị.

Rối loạn giấc ngủ cần được giải quyết cụ thể bất kể có vấn đề về tâm thần hay các vấn đề khác hay không. Mất ngủ mãn tính thường được giải quyết bằng sự kết hợp giữa thuốc ngủ và các kỹ thuật hành vi, chẳng hạn như “liệu pháp hành vi nhận thức”. Một số loại viên có thể được sử dụng để đẩy lùi chứng mất ngủ và giúp bạn dễ ngủ hoặc ngủ sâu. Hầu hết các loại viên này có thể gây nghiện và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và dưới sự giám sát của bác sĩ. Một số viên chống trầm cảm cũng được sử dụng để đẩy lùi chứng mất ngủ.

Đọc sách giúp dễ đi vào giấc ngủ

Hầu hết các loại thuốc ngủ không kê đơn đều chứa thuốc kháng histamin, thường được dùng để điều trị dị ứng. Chúng có thể giảm dần hiệu quả theo thời gian. Chúng cũng có thể gây lú lẫn, mờ mắt, bí tiểu và té ngã ở người cao tuổi và nên thận trọng khi sử dụng ở nhóm đối tượng này.

Ngoài ra, theo Viện Y tế Quốc gia, một số phương pháp có thể an toàn và hiệu quả, một số khác lại không có bằng chứng để hỗ trợ hiệu quả của chúng hoặc gây ra mối lo ngại về an toàn.

  • Các kỹ thuật thư giãn được sử dụng trước khi đi ngủ có thể hữu ích cho chứng mất ngủ.
  • Viên bổ sung melatonin có thể hữu ích cho những người mắc một số loại chứng mất ngủ. Tính an toàn lâu dài chưa được nghiên cứu.
  • Các phương pháp tiếp cận về tâm trí và cơ thể như chánh niệm, thiền, yoga, liệu pháp mát xa và châm cứu thiếu bằng chứng chứng minh tính hữu ích của chúng, nhưng nhìn chung được coi là an toàn.
  • Các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung chưa được chứng minh là có hiệu quả đối với chứng mất ngủ. Và cũng có những loại khác có thể phản ứng với các loại thuốc theo toa.

Vì vậy hãy cho bác sĩ biết loại thực phẩm bổ sung nào mà bạn đang dùng nhé. Bên cạnh đó, hãy vệ sinh giấc ngủ cũng là cách giúp cả nhà có thể cải thiện giấc ngủ.

  • Tuân thủ lịch trình ngủ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ ngay cả vào cuối tuần.
  • Cho phép cơ thể bạn thư giãn bằng một hoạt động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đọc sách ở nơi tránh xa ánh sáng mạnh và tránh xa các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Tránh ngủ trưa quá nhiều, đặc biệt là vào sát giờ buổi chiều.
  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Chú ý đến môi trường phòng ngủ (yên tĩnh, mát mẻ và tối là tốt nhất) cũng như nệm và gối (phải thoải mái và hỗ trợ tốt).
  • Tránh uống rượu, cà phê và ăn những bữa ăn quá no vào buổi tối.

Xem thêm: 6 điểm bấm huyệt giúp bạn ngủ ngon

0985.264.269