Mùa cúm có thể là một khoảng thời gian đầy thử thách, vì căn bệnh thông thường này ảnh hưởng đến nhiều người trong chúng ta, khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Kiểm soát các triệu chứng cúm là điều quan trọng để phục hồi nhanh hơn. Mặc dù thuốc điều trị triệu chứng cảm cúm và tiêm chủng là cần thiết, nhưng nhiều người cũng tìm kiếm sự trợ giúp từ các biện pháp tại nhà.
Một cách mà chúng ta hay làm là tắm nước ấm/xông hơi khi bị cảm cúm. Hãy cùng xem xét cách tắm nước ấm hoặc xông hơi có thể giúp giảm các triệu chứng cúm hay không nhé?
1. Các phương pháp điều trị có sẵn cho bệnh cúm là gì?
Cách tiếp cận chính để điều trị bệnh cúm bao gồm: Nghỉ ngơi, giữ nước và sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng như sốt, đau nhức và nghẹt mũi. Tiêm phòng cúm là một cách quan trọng để được bảo vệ khỏi các biến chứng nghiêm trọng của cúm. Ngoài các phương pháp điều trị thông thường này, các phương pháp bổ sung như biện pháp tại nhà, bao gồm tắm nước ấm/xông hơi khi bị cúm, có thể hỗ trợ phục hồi và giảm triệu chứng. Mặc dù những biện pháp này không thể chữa khỏi bệnh cúm, nhưng chắc chắn chúng có thể giúp quá trình hồi phục trở nên thoải mái hơn.
Khi bạn cảm thấy khó chịu, tắm nước ấm có thể mang lại sự thoải mái, giúp giảm đau nhức, nghẹt mũi và cảm giác khó chịu chung do bệnh cúm gây ra. Sự kết hợp giữa hơi ấm và hơi nước đóng một vai trò quan trọng trong việc làm dịu cơ thể, khiến nó trở thành một sự bổ sung hữu ích cho thói quen điều trị cúm của bạn.
Hoặc chúng ta có thể xông hơi. Khi cảm cúm, nhiệt độ cơ thể thường tăng lên, gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau họng, khó thở. Xông hơi với các loại tinh dầu và lá cây có khả năng giúp làm thông các đường dẫn mắt, mũi, tai, xoang. Từ đó biện pháp này giúp giảm đau và giảm các triệu chứng như chóng mặt, khó thở. Sau khi xông hơi, người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Lợi ích của việc tắm nước ấm để giảm cảm cúm là gì?
Một trong những lợi ích chính của việc tắm nước ấm khi bị cúm là khả năng giảm đau nhức cơ thể và tắc nghẽn xoang. Sức nóng từ bồn tắm có thể làm giảm căng cơ (tình trạng này thường trở nên trầm trọng hơn khi mắc bệnh cúm). Ngoài ra, hơi nước từ bồn nước ấm giúp mở đường mũi, giúp giảm nghẹt mũi đáng kể và giúp thở dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang phải vật lộn với áp lực xoang. Tác dụng thư giãn của việc tắm cũng có thể giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn, cả hai đều cần thiết để phục hồi sau bệnh cúm.
Còn lợi ích của xông hơi:
- Giãn nở mạch máu ngoại biên: Hơi nóng từ xông hơi giúp giãn nở mạch máu ở da và các mô xung quanh. Điều này cải thiện lưu thông máu và cung cấp máu và dưỡng chất đến các khu vực cơ thể, giúp cơ thể cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn.
- Kích thích tuyến mồ hôi: Xông hơi thúc đẩy tuyến mồ hôi hoạt động, giúp loại bỏ các chất độc và các tạp chất khỏi cơ thể thông qua mồ hôi. Điều này có thể giúp làm dịu triệu chứng cảm cúm và làm sạch cơ thể.
- Tiêu diệt vi sinh vật: Xông hơi thường kết hợp với việc sử dụng các loại thảo dược có tinh dầu như sả, hương nhu, cúc tần, đại bi, bạc hà và nhiều loại khác. Các tinh dầu này có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn và vi-rút gây bệnh, giúp làm giảm viêm nhiễm và triệu chứng nghẹt mũi.
- Cải thiện tình trạng hô hấp: Xông hơi có thể giúp thông mũi và họng, giảm triệu chứng đau đầu và đau họng. Hơi nóng và tinh dầu từ các loại lá có thể giúp giảm sưng và viêm nhiễm đường hô hấp.
- Thư giãn cơ thể: Xông hơi có khả năng thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và khó chịu. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình bị cảm cúm.
Tuy nhiên, việc sử dụng xông hơi để giải quyết cảm cúm cũng phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của mỗi người và mức độ nghiêm trọng của cảm cúm. Việc xông hơi quá mức có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy khi bị cảm cúm bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y-tế khi cảm cúm kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng.
3. Cách tắm nước nóng/xông hơi để giảm triệu chứng cúm như thế nào?
Để có kết quả tốt nhất, điều quan trọng là chuẩn bị bồn tắm nước ấm đúng cách. Bắt đầu bằng cách đảm bảo nước ấm nhưng không quá nóng - nhiệt độ thoải mái là từ 37-40°C. Bạn cũng có thể nâng cao lợi ích của việc tắm bằng cách thêm muối Epsom, có thể làm giảm đau cơ hoặc các loại tinh dầu như khuynh diệp, có thể làm giảm nghẹt mũi. Giới hạn thời gian tắm trong vòng 10–15 phút để tránh cơ thể bị mất nước hoặc quá nóng. Cuối cùng, hãy nhớ bổ sung nước vì sức nóng từ bồn tắm có thể khiến cơ thể bạn mất đi độ ẩm.
Với xông hơi, hãy đun nước cho đến sôi, sau đó bỏ tinh dầu/lá thảo dược vào và chùm khăn lên người xông 10-15 phút cùng với nồi xông. Chú ý không để quá nóng vì dễ bỏng da. Sau đó lau khô cơ thể và bổ sung uống thêm nước cả nhà nhé.