Một số loại thực phẩm và thực phẩm bổ sung có thể giúp loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể. Mọi người cũng biết, một lượng nhỏ kim loại nặng, chẳng hạn như sắt và kẽm, rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, một lượng lớn kim loại nặng có thể gây độc cho cơ thể và môi trường.
Một số chất, chẳng hạn như trong một số loại thực phẩm và thực phẩm bổ sung, sẽ tương tác với kim loại nặng và vận chuyển chúng ra khỏi cơ thể. Quá trình này gọi là quá trình thải độc. Tuy nhiên, quá trình thải độc không được cơ thể tiếp nhận có thể nguy hiểm và thậm chí gây tử vong. Vì vậy mọi người không nên thử giải độc kim loại nặng mà không có sự giám sát của chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhé.
Bài viết này xem xét những lợi ích có thể có của chế độ ăn thải độc kim loại nặng thay cho các phương pháp bằng thuốc và bằng chứng đằng sau chúng, cũng như một số cân nhắc quan trọng về độ an toàn và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
1. Thải độc kim loại nặng là gì?
Quá trình thải độc kim loại nặng nhằm mục đích loại bỏ kim loại nặng dư thừa ra khỏi cơ thể. Một chất tương tác với kim loại nặng gọi là chất tạo phức, và quá trình tạo phức sẽ giúp vận chuyển kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Mọi người cũng có thể gọi quá trình thải độc kim loại nặng là liệu pháp tạo phức.
Bác sĩ sử dụng các loại sản phẩm tạo phức cụ thể để điều trị ngộ độc kim loại nặng. Một số loại thực phẩm nhất định cũng có thể giúp đưa kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
Ngộ độc kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan như não, gan và phổi. Nồng độ kim loại nặng cao trong cơ thể cũng có thể làm giảm mức năng lượng và ảnh hưởng đến thành phần máu.
2. Ngộ độc kim loại nặng là gì?
Ngộ độc kim loại nặng xảy ra khi kim loại xâm nhập vào các mô mềm của cơ thể.
Tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng có thể gây ra các triệu chứng trong các tình trạng thoái hóa, chẳng hạn như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer. Trong một số trường hợp, tiếp xúc lâu dài với một số kim loại thậm chí có thể gây ung thư.
Một số ví dụ về kim loại nặng bao gồm:
- Thạch tín
- Cadmium
- Chromium (là 1 dang của crôm)
- Đồng
- Chì
- Nickel (Niken)
- Kẽm
- Thủy ngân
- Nhôm
- Sắt.
Thạch tín gây nguy hại cho sức khoẻ
Kim loại nặng có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thực phẩm và các yếu tố môi trường. Một số nguồn kim loại nặng bao gồm:
- Chất thải công nghiệp
- Khí thải nhiên liệu hóa thạch
- Thuốc trừ sâu trên cây trồng
- Nước thải
- Hút thuốc lá...
Theo đánh giá năm 2019, ngộ độc kim loại nặng là một vấn đề sức khỏe phổ biến do chất thải công nghiệp, nông nghiệp và nước thải phổ biến.
3. Liệu giải độc kim loại nặng có hiệu quả không?
Đối với những người bị ngộ độc kim loại nặng, giải độc kim loại nặng có thể là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như penicillamine hoặc dimercaprol, có tác dụng tương tác với kim loại và đưa chúng ra khỏi cơ thể.
Đối với những người tiếp xúc ít nhưng thường xuyên với kim loại nặng, có thể tích tụ trong cơ thể, giải độc kim loại nặng có thể giúp ngăn ngừa nhiều tình trạng mãn tính. Theo một số nghiên cứu, giải độc kim loại nặng có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng về thận, tim mạch và thần kinh.
Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề xuất "liệu pháp thải độc" như một phương án điều trị cho nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, mà các phần bên dưới chúng ta sẽ nói chi tiết hơn.
Bệnh tim mạch
Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề xuất liệu pháp thải độc như một phương pháp điều trị bệnh tim mạch.
Theo Trung tâm Y tế Bổ sung và Tích hợp Quốc gia (NCCIH), một nghiên cứu quy mô lớn trên 1.708 người đã phát hiện ra rằng các biến cố tim mạch giảm nhẹ sau liệu pháp thải độc so với giả dược. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người bị tiểu đường.
NCCIH cũng gợi ý rằng tốt hơn hết là nên tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và thay đổi lối sống cần thiết để giải quyết các tình trạng bệnh tim thay vì mạo hiểm với các tác dụng phụ tiềm ẩn của liệu pháp thải sắt, vốn có thể không mang lại kết quả gì nhiều.
Bệnh Alzheimer
Một số nhà nghiên cứu tin rằng có mối liên hệ giữa nồng độ kim loại nặng cao và bệnh Alzheimer.
Đã có nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng trong ống nghiệm và trong cơ thể sống cho thấy mối liên hệ giữa các kim loại như đồng, kẽm và sắt với sự khởi phát và tiến triển của các tình trạng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer. Kim loại có vai trò quan trọng trong các quá trình tế bào điều hòa sức khỏe não bộ và tế bào thần kinh.
Cụ thể, một bài báo cũ hơn năm 2009 cho rằng, một chiến lược điều trị nhắm vào kim loại não về mặt lý thuyết là có cơ sở và hợp lý. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần thêm bằng chứng để xác nhận điều này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không có con đường thải kim loại dứt điểm nào (chẳng hạn như thải độc nghiêm ngặt) là có hiệu quả hoặc tối ưu trong điều trị bệnh Alzheimer.
4. Liệu pháp thải độc kim loại nặng có an toàn không?
Mỗi người đều có một lượng kim loại nặng nhất định trong cơ thể. Đối với những người có lượng kim loại nặng chỉ ở mức tiêu chuẩn, thì liệu pháp thải độc có khả năng gây hại nhiều hơn lợi.
Liệu pháp thải độc có thể điều trị ngộ độc kim loại nặng dưới sự giám sát cẩn thận của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Sử dụng liệu pháp thải độc cho bất kỳ trường hợp nào khác ngoài các trường hợp ngộ độc kim loại nặng nghiêm trọng có thể rất nguy hiểm và thậm chí gây tử vong nhé.
Trong một số trường hợp, quá trình giải độc kim loại nặng có thể khiến kim loại nặng tái lưu thông trong cơ thể.
Các lựa chọn thay thế:
Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, một người có thể giảm dần lượng kim loại nặng trong cơ thể. Một số loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như tảo xoắn và rau mùi, có thể giúp vận chuyển kim loại nặng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Theo một đánh giá cũ hơn năm 2013, các loại thực phẩm sau đây có thể có hiệu quả trong quá trình giải độc kim loại nặng:
- Chất xơ trong chế độ ăn uống: Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và ngũ cốc có cám, có thể giúp loại bỏ kim loại nặng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chất xơ có thể làm giảm nồng độ thủy ngân trong não và máu.
- Chlorella: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chlorella làm tăng quá trình giải độc thủy ngân ở chuột.
- Thực phẩm chứa lưu huỳnh: Thực phẩm giàu lưu huỳnh, chẳng hạn như tỏi và bông cải xanh, có thể là chất tạo phức tốt. Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể ngăn ngừa tổn thương thận do cadmium và giảm tổn thương oxy hóa liên quan đến chì ở chuột.
- Rau mùi: Rau mùi có thể giúp, nhưng hiện tại, bằng chứng hỗ trợ điều này còn hạn chế. Trong một nghiên cứu trên động vật, rau mùi làm giảm sự hấp thụ chì vào xương. Trong một thử nghiệm trên trẻ em bị phơi nhiễm chì, rau mùi có hiệu quả tương đương với giả dược.
Đánh giá tương tự cũng liệt kê một số chất bổ sung có thể có tác dụng loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể:
- Glutathione: Một số dạng glutathione có thể bảo vệ tế bào khỏi tác hại oxy hóa do kim loại nặng gây ra.
- Các axit amin chứa lưu huỳnh: Ví dụ về các loại này là taurine và methionine.
- Axit alpha-lipoic: Axit alpha-lipoic là chất chống oxy hóa mạnh có thể tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể và loại bỏ kim loại khỏi cơ thể.
- Selen: Selen có thể giúp loại bỏ thủy ngân khỏi cơ thể. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung selen hữu cơ có lợi cho những người tiếp xúc với thủy ngân.
Mặc dù đây là những phương pháp giải độc cơ thể ít cực đoan hơn, nhưng vẫn cần cẩn thận khi sử dụng chất bổ sung hoặc dùng quá nhiều một loại thực phẩm nào đó.
Một số chất tạo phức, chẳng hạn như axit alpha-lipoic, có thể gây ra sự phân phối lại kim loại trong cơ thể. Do đó, mọi người nên cẩn thận khi sử dụng một số chất giải độc nhất định và luôn tuân theo lời khuyên của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
5. Các triệu chứng của kim loại nặng là gì?
Các triệu chứng ngộ độc kim loại nặng bao gồm: Đau đầu, bệnh giống như cúm, đau bụng, nôn mửa và các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh và tim mạch nói chung.
Tóm lại:
Lượng kim loại nặng cao trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc các tình trạng sức khỏe mãn tính. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy quá trình giải độc kim loại nặng bằng thuốc hoặc "liệu pháp thải độc" có thể chữa khỏi bất kỳ tình trạng nào.
Liệu pháp thải độc có thể rất quan trọng để điều trị ngộ độc kim loại nặng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, liệu pháp này có thể rất nguy hiểm và có thể gây hại nhiều hơn lợi. Đôi khi, liệu pháp này thậm chí có thể gây tử vong.
Những người muốn giải độc kim loại nặng nên cố gắng tìm các phương pháp thay thế an toàn hơn và từ từ hơn. Đó chính là một số loại thực phẩm cũng hoạt động như chất tạo phức, liên kết với kim loại nặng và vận chuyển chúng ra khỏi cơ thể.
Một số chất bổ sung cũng có thể có tác dụng giải độc cơ thể khỏi kim loại nặng. Tuy nhiên, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung mới nào, và luôn tuân theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi muốn giải độc tự nhiên khỏi kim loại nặng.